• :
  • :
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHIÊM HÓA QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRONG NHIỆM KỲ MỚI
KHỐI DỰ PHÒNG

 

Phòng Dân số

Đ/C: Phạm Thị Nhi - Trưởng phòng

II. Vị trí và chức năng
1. Vị trí, chức năng:
Phòng Dân số là phòng chuyên môn thuộc Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Trung tâm Y tế), chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y tế. Phòng Dân số có chức năng tham mưu Giám đốc Trung tâm Y tế tham mưu với cấp trên và ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch về Dân số và phát triển trên địa bàn cấp huyện.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Tham mưu cho Giám đốc Trung tâm Y tế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo cấp huyện ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch về công tác Dân số và phát triển giai đoạn, hàng năm theo chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
b) Tham mưu cho Giám đốc Trung tâm Y tế ban hành các văn bản triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật, truyền thông giáo dục về dân số và phát triển theo chức năng và thẩm quyền ban hành để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch giao.
c) Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật cung cấp dịch vụ về Dân số – Kế hoạch hóa gia đình; Phục hồi chức năng cho người khuyết tật; Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em.
d) Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động, phổ biến các chính sách về dân số và phát triển đến các tổ chức, cá nhân, nhân dân trên địa bàn.
e) Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các hoạt động về Dân số và phát triển của các cơ quan ngành thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện, các cơ quan tổ chức phối hợp; Ban dân số; Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, các cơ sở cung cấp dịch vụ về dân số – KHHGĐ trên địa bàn và cộng tác viên tại thôn, bản, khu phố.
f) Triển khai thực hiện các dự án Dân số và phát triển trên địa bàn, khi được cấp có thẩm quyền phê duyêt.
g) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ dân số xã và cộng tác viên thôn, bản, khu phố.
h) Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu và tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực Dân số – Kế hoạch hóa gia đình.
i) Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo, hỗ trợ vận hành kho dữ liệu điện tử về dân số – KHHGĐ tại các Trạm Y tế, các biểu mẫu sổ, phiếu của cộng tác viên dân số thôn, bản, khu phố theo quy định.

 

 Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS

Đ/C: Hoàng Văn Sơn - Trưởng khoa

II. Chức năng, nhiệm vụ
1. Vị trí, chức năng:
Khoa Truyền nhiễm – KSBT – HIV/AIDS là khoa ghép thực hiện song song nhiều chức năng, nhiệm vụ gồm: điều trị bệnh nhân truyền nhiễm; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia lĩnh vực y tế dự phòng như phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng, chương trình bảo vệ sức khỏe tâm thần, lao, phong, sốt rét, HIV/AIDS…
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
2.1. Công tác Truyền nhiễm
a) Khám bệnh, chữa bệnh cho người mắc bệnh lao, bệnh truyền nhiễm theo đúng quy chế công tác khoa truyền nhiễm và quy chế công tác khoa nội.
b) Khám bệnh và phát hiện sớm các trường hợp đầu tiên của bệnh gây dịch nguy hiểm. Khi phát hiện bệnh gây dịch nguy hiểm, trưởng khoa có trách nhiệm báo cáo với giám đốc để giải quyết.
c) Cùng với các khoa và các đơn vị có liên quan tổ chức và chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại cơ sở khi được giám đốc TTYT phân công.
d) Thực hiện quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
e) Công tác tuyên truyền và tham gia phòng chống bệnh truyền nhiễm tại khoa và tại cộng đồng.
f) Hướng dẫn thực hành của các học viên trường y dược.
g) Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc giao.
2.2. Công tác Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS
a) Thực hiện giám sát thường xuyên và quản lý chặt chẽ diễn biến tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch, các bệnh xã hội, HIV/AIDS trên địa bàn; tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, bệnh;
b) Tổ chức điều tra định kỳ tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh xã hội, HIV/AIDS tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng trên địa bàn huyện;
c) Tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hướng dẫn quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV tại gia đình và cộng đồng; phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn huyện trong quản lý công tác điều trị HIV/AIDS;
d) Quản lý chặt chẽ các ổ dịch cũ, phát hiện kịp thời ổ dịch mới; tiến hành các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật để ngăn chặn dịch phát sinh, lây lan;
e) Tổng hợp số liệu, lập bản đồ, biểu đồ các loại bệnh dịch, bệnh xã hội, HIV/AIDS tại địa phương;
f) Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án liên quan về y tế dự phòng, phòng, chống bệnh xã hội, HIV/AIDS trên địa bàn huyện;

 

Khoa Y tế công cộng và dinh dưỡng

Đ/C: Đoàn Mạnh Tiến - Trưởng khoa

II. Chức năng, nhiệm vụ
1. Vị trí, chức năng:
Là khoa ghép thuộc hệ y tế dự phòng có chức năng tham mưu cho lãnh đạo TTYT các công tác liên quan đến Y tế Công cộng, Dinh dưỡng.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

2.1. Công tác dinh dưỡng:
a) Chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về: Vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh trường học, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật; xây dựng, sửa chữa và sử dụng các công trình vệ sinh; biện pháp xử lý các chất thải trên địa bàn huyện;
b) Giám sát vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, điều kiện vệ sinh an toàn lao động, điều kiện vệ sinh trường học; tổng hợp, theo dõi, đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định về chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở, cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện;
c) Lập hồ sơ vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động;
d) Phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện trong việc xây dựng làng văn hoá sức khoẻ, mô hình cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích;
e) Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án về sức khoẻ môi trường, lao động, trường học, phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn huyện.

2.2. Công tác dinh dưỡng:
a) Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng, tiết chế
– Xây dựng các tài liệu truyền thông về dinh dưỡng, tiết chế, an toàn thực phẩm và phổ biến cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.
– Tổ chức giáo dục sức khỏe và hướng dẫn cho người bệnh, người nhà người bệnh thực hiện chế độ ăn bệnh lý và an toàn thực phẩm.
b) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm trong TTYT
– Thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh phục vụ ăn, uống trong TTYT.
– Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh phục vụ ăn, uống trong TTYT;
c) Có kế hoạch và lộ trình đề xuất thực hiện:
– Khám, tư vấn về dinh dưỡng cho người bệnh ngoại trú
– Theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nội trú trong quá trình điều trị
– Điều trị bằng chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh nội trú
– Tổ chức phục vụ dinh dưỡng, tiết chế
d) Tham gia Đào tạo, chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học
– Tổ chức đào tạo cho bác sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên TTYT về dinh dưỡng, tiết chế.
– Thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào công tác dinh dưỡng, tiết chế.
– Tham gia đào tạo học sinh, sinh viên về dinh dưỡng, tiết chế và chỉ đạo tuyến khi được phân công.

 

Khoa An toàn thực phẩm

Đ/C: Phan Văn Lềnh - Trưởng khoa

II. Chức năng, nhiệm vụ
1. Vị trí, chức năng:
Là khoa ghép thuộc hệ y tế dự phòng có chức năng tham mưu cho lãnh đạo TTYT các công tác liên quan đến An toàn thực phẩm.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm và phổ biến kiến thức về dinh dưỡng cộng đồng cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện;
b) Giám sát việc thực hiện các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện;
c) Thực hiện kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố, các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn huyện; điều tra và triển khai các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm theo quy định;
d) Phối hợp thực hiện “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”.
e) Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án liên quan về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện;

 

 

 

 

 

ưadfafs

Nội dung

Chưa có thông tin