• :
  • :
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHIÊM HÓA QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRONG NHIỆM KỲ MỚI
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường miễn dịch, sức đề kháng trong mùa dịch.

Một người có sức khoẻ tốt thì không chỉ giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh mà khi đã nhiễm bệnh thì có thê diễn biến bệnh sẽ đỡ nặng hơn những người có sức đề kháng kém và nó cũng giảm nguy cơ bội nhiễm thêm mầm bệnh khác ngoài COVID-19.

 

Dịch COVID-19 tại Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, các trường hợp tử vong có liên quan đến COVID-19 đều rơi vào đối tượng người cao tuổi, người sức khỏe yếu, có nhiều bệnh lý nền như suy tim, suy thận, ung thư máu, … nhìn chung đây là nhóm người có sức đề kháng yếu, dễ lây nhiễm virus nhưng khó điều trị.

Đối với rất nhiều loại bệnh tật, đặc biệt là những bệnh liên quan đến vi khuẩn, virus, vai trò của hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh cực kỳ quan trọng, là yếu tố quyết định. Trong phòng lây nhiễm, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính bản thân mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc... sẽ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể; còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch tốt mới giúp loại trừ tác nhân gây bệnh.

Bổ sung các chất tăng cường miễn dịch có tác dụng hỗ trợ nâng cao miễn dịch cho cơ thể bằng cách gia tăng các chức năng hoạt động chung, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt; trên cơ sở này sẽ gia tăng sự đáp ứng miễn dịch hoặc tác động kích thích làm cho tế bào miễn dịch tiết ra nhiều kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh.

Việc tăng sức đề kháng giúp cho mỗi chúng ta chống lại được sự xâm nhập của mầm bệnh. Nếu một người có sức khoẻ tốt thì không chỉ giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh mà khi đã nhiễm bệnh thì có thê diễn biến bệnh sẽ đỡ nặng hơn những người có sức đề kháng kém và nó cũng giảm nguy cơ bội nhiễm thêm mầm bệnh khác ngoài COVID-19.

Trên thực tế cho thấy các bệnh lý có giảm sức đề kháng như người tiểu đường, suy thận... khi bị nhiễm COVID-19 thì thường có diễn biến nặng hơn, ở hai khía cạnh, thứ nhất là bản thân bệnh diễn biến nặng và thứ 2 là ngoài bị nhiễm COVID-19, khi người bệnh có bệnh nền thì có thể bội nhiễm thêm nhiều bệnh khác như nấm, vi khuẩn...

 

Những người có sức đề kháng yếu như đối tượng tiểu đường, suy thận hoặc các bệnh mạn tính khác thì phải tuân thủ tốt phương pháp phòng bệnh để tranh nguy cơ bị nhiễm COVID-19

Việc nâng cao sức đề kháng là đảm bảo chế độ sinh hoạt điều độ, hạn chế kiệt sức quá mức. Đảm bảo miễn dịch tại chỗ, ví dụ trong môi trường khô- hoặc lạnh quá thì niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương, sẽ làm giảm sức đề kháng tại chỗ, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Do đó nếu môi trường khô quá thì cần phải tăng độ ẩm để làm giảm chuyện khô niêm mạc đường hô hấp hoặc tránh lạnh quá mức cũng có thể gây tổn thương hô hấp

Đồng thời mỗi người cũng phải nâng cao sức đề kháng chung bằng cách hạn chế sử dụng rượu bia, hút thuốc lá vì các chất này sẽ làm cho diễn biến của bệnh nặng hơn.

 


Tác giả: Chính Anh (st)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết