• :
  • :
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHIÊM HÓA QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRONG NHIỆM KỲ MỚI
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tập huấn “truyền thông phòng chống bệnh thalassemia cho đối tượng có nguy cơ cao” tại TTYT Chiêm Hóa

Nhằm nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia, ngày 01/04/2021, TTYT Chiêm Hóa phối hợp với Trung tâm Thalassemia (Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương) tổ chức Buổi tập huấn “truyền thông phòng chống bệnh thalassemia cho đối tượng có nguy cơ cao” cho hơn 100 bệnh nhi và người nhà bệnh nhi cùng một số thai phụ đang điều trị tại dưới sự giảng dạy và tư vấn của Thạc sỹ - Bác sỹ Vũ Hải Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm Thalassemia (Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương).

Nhằm nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia, ngày 01/04/2021, TTYT Chiêm Hóa phối hợp với Trung tâm Thalassemia (Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương) tổ chức Buổi tập huấn “truyền thông phòng chống bệnh thalassemia cho đối tượng có nguy cơ cao” cho hơn 100 bệnh nhi và người nhà bệnh nhi cùng một số thai phụ đang điều trị tại dưới sự giảng dạy và tư vấn của Thạc sỹ - Bác sỹ Vũ Hải Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm Thalassemia (Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương).

 

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh thalassemia. Người bị bệnh và mang gen bệnh có ở tất cả các tỉnh/thành phố, ở tất cả các dân tộc trên toàn quốc. Hiện nay có trên 20.000 người bị thalassemia cần phải điều trị cả đời và mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh thalassemia, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai.

Trước đó vào năm 2019, Viện Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã tổ chức xét nghiệm sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh miễn phí cho đối tượng tiền hôn nhân trong độ tuổi sinh đẻ tại xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa. Sau 2 đợt triển khai lấy mẫu máu xét nghiệm, đã có 1.134 người được xét nghiệm và có tới 351 người (chiếm tỷ lệ trên 30%) mang gen bệnh. Với tỷ lệ trên, ước tính mỗi năm tại xã Minh Quang có 2 trẻ sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh và một huyện có thể có 40-50 trẻ sinh ra bị căn bệnh này.

Chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng. Mỗi năm cần có trên 2.000 tỷ đồng để cho tất cả bệnh nhân có thể được điều trị (tối thiểu) và cần có khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn.

Trung Tâm Y Tế Huyện Chiêm Hóa


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết