VÌ SAO PHẢI LẤY CAO RĂNG THƯỜNG XUYÊN
Một bệnh nhân 55 tuổi, xã Trung Hoà đến TTYT huyện Chiêm Hoá để khám răng với tình trạng chân răng lung lay, mảng bám tại chân răng rất nhiều, nướu hai hàm răng viêm đỏ. Bệnh nhân cho biết, răng xuất hiện mảng bám từ rất lâu, đau răng nhưng không đi khám ở cơ sở y tế nào và chưa lấy cao răng bao giờ. Đến khi thấy tình trạng chân răng lung lay bệnh nhân mới đến TTYT huyện để khám và mong muốn được nhổ toàn bộ răng để lắp răng mới.
Qua thăm khám và tư vấn, bệnh nhân được bác sĩ tại TTYT huyện Chiêm Hoá chỉ định các phương pháp điều trị tương ứng. Kèm theo đó là lấy cao răng và xử lý bề mặt răng để loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
Cao răng có chứa các thành phần cacbonat, phosphate và vi khuẩn. Ngoài ra, cao răng còn chứa đọng sắt của huyết thanh trong máu và là nơi vi khuẩn tích tụ gây ra các bệnh răng miệng được nêu dưới đây:
* Bệnh viêm nướu: Vi khuẩn trong cao răng gây ra viêm nướu, lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng tụt nướu, là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm nha chu.
* Bệnh nha chu: Đây là hậu quả của việc viêm nướu tiến triển. Các mảng cao răng là nơi sinh sôi và phát triển của vi khuẩn, gây ra hiện tượng tụt nướu. Khi tồn tại lâu ngày, các vi khuẩn sẽ tấn công vào xương ổ răng, dây chằng nha chu. Khi bị bệnh viêm nha chu thì nguy cơ giữ lại răng gần như là rất thấp.
* Bệnh niêm mạc miệng: Cao răng cũng góp phần tác động gây nên niêm mạc miệng, lở miệng, nặng hơn
* Ngoài các triệu chứng lợi bị chảy máu, miệng hôi viêm nha chu khiến răng ê buốt, lung lay dẫn tới rụng răng sớm.
Vậy để phòng tránh những bệnh răng miệng nêu trên chúng ta nên kiểm tra răng miệng 3 – 6 tháng/lần.
TTYT huyện Chiêm Hoá - Lựa chọn vàng trong điều trị bệnh lý Răng Hàm Mặt với:
Trang thiết bị hiện đại, tiên tiến
Có đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao
Đội ngũ nhân viên y tế tận tâm, nhiệt tình.
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả./