• :
  • :
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHIÊM HÓA QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRONG NHIỆM KỲ MỚI
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CẢNH BÁO NGUY CƠ NGỘ ĐỘC DO NẤM

Sau bữa cơm với nấm hái ở bờ ruộng, 5 người trong một gia đình ở xã Trung Hà bị đau đầu, đau bụng, nôn mửa. Cả 5 người được đưa đến TTYT huyện Chiêm Hoá để cấp cứu.

Theo lời bệnh nhân kể, chiều tối ngày 18/9, gia đình 5 người gồm bố mẹ, hai con (7 tuổi và 2 tuổi) cùng một người cháu ăn nấm nhưng không rõ loại được hái ở bờ ruộng. Sau ăn khoảng 1 giờ các thành viên trong gia đình xuất hiện đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau bụng, buồn nôn và được người nhà đưa vào cấp cứu tại TTYT huyện Chiêm Hoá. Tại đây, các bác sỹ khoa Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và chống độc tiến hành rửa dạ dày cấp cứu cho bệnh nhân. Đến chiều ngày 19/09, cả 5 bệnh nhân đều ổn định và được xuất viện.

 

BS Hà Văn Linh – Giám đốc TTYT huyện thăm, khám cho bệnh nhân tại khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và chống độc.

Theo bác sỹ Nguyễn Thị Hiền – Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và chống độc, TTYT huyện Chiêm Hoá thì tùy theo từng loại nấm mà xuất hiện triệu chứng trước 6 giờ hoặc xuất hiện muộn từ 6 đến 40 giờ sau khi ăn, ngộ độc càng muộn thì càng khó chữa. Ngộ độc do ăn phải nấm độc thường có các biểu hiện, như: Đau bụng dữ dội thành từng cơn, đi ngoài nhiều lần; buồn nôn, nôn ra thức ăn; toàn thân mệt mỏi, chân tay lạnh, khát nước, đôi khi nổi mẩn; hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái; co giật; khó thở… Thậm chí, có một số loại nấm có thể gây liệt thần kinh, tổn thương gan, thận, hôn mê và tử vong nếu đến cấp cứu muộn.

Khuyến cáo: Người dân chỉ nên ăn những loại nấm được nuôi trồng, đã biết chắc chắn chủng loại nấm, nguồn gốc nấm, bảo đảm ăn được mà không bị ngộ độc. Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại. Người dân không nên ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ. Ngoài ra, với cả loại nấm ăn được thì cũng nên sử dụng khi còn tươi, nếu để ôi thiu, dập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc. Khi có nghi bị ngộ nấm cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời. Tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra./

Tư vấn chuyên môn: BS Nguyễn Thị Hiền – Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và chống độc, TTYT huyện Chiêm Hoá


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết