• :
  • :
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHIÊM HÓA QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRONG NHIỆM KỲ MỚI
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI NĂM 2023

Sáng ngày 19/09, TTYT huyện Chiêm Hoá phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức Tập huấn tăng cường năng lực hệ thống triển khai hoạt động phòng, chống bệnh dại năm 2023. Tham gia lớp tập huấn có 60 cán bộ Trạm  tế xã, thị trấn và cộng tác viên Y tế thôn bản.

Toàn cảnh lớp tập huấn

Trong thời gian tập huấn, các học viên tại lớp tập huấn được tiếp thu nhiều nội dung quan trọng, như: Tình hình bệnh dại tại tỉnh Tuyên Quang; các văn bản pháp lý liên quan đến công tác phòng, chống bệnh dại. Hướng dẫn phòng và điều trị dự phòng bệnh dại; Công tác giám sát, kiểm soát bệnh dại trên người; Hướng dẫn điều tra ca nghi dại, tử vong do bệnh dại, biểu mẫu báo cáo, thu thập thông tin từ cơ sở để nâng cao chất lượng, đánh gia nguy cơ bệnh dại trên người; tăng cường tổ chức truyền thông phòng, chống bệnh dại, cách xử trí vết thương ban đầu… tại cộng đồng dân cư.

Trong những năm trở lại đây, một số bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh dại vẫn có nguy cơ quay trở lại nếu không được giám sát và kiểm soát kịp thời. Tại Chiêm Hóa, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng. Từ năm 2018 đến nay đã ghi nhận 2 ca tử vong do bệnh dại (xã Yên Nguyên và xã Hòa An). Các ca tử vong do nhận thức của người dân về vắc xin phòng dại còn thấp nên không đến cơ sở y tế tiêm khi bị chó dại cắn.

Các học viên tham gia lớp tập huấn

Bệnh dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của động vật bị dại khi cắn, cào trầy xước hoặc liếm vào vết thương, tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy xước của người. Nguyên nhân lây truyền dại đa số là do chó cắn (chiếm 96% tại các nước Đông Nam Á), tiếp theo là mèo, hoặc các loài động vật hoang dã, như: cầy, chó sói, cáo... Hiện nay, theo thống kê 100% các trường hợp mắc bệnh dại đều tử vong mà chưa có biện pháp điều trị. 

Phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay để chủ động phòng dại là tiêm vắc xin dại. Vì vậy, cùng với ngành Y tế, chính quyền các địa phương, các tổ chức đoàn thể cần phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường nhận thức cho người dân, khi bị chó, mèo cắn phải đi tiêm vắc xin phòng dại ngay; quản lý đàn chó, tăng tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó, mèo nuôi. Từ tháng 1/2022 đến tháng 9/2023, tại TTYT Chiêm Hóa đã tiêm được 3.218 mũi vắc xin dại.  

Với phương pháp truyền đạt tích cực, nâng cao sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm thực tế, lớp tập huấn đã giúp cho đội ngũ cán bộ y tế cơ sở được củng cố, cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích, nâng cao kinh nghiệm và kỹ năng trong công tác phòng chống bệnh dại. Từ đó tuyên truyền, phổ biến các nội dung về phòng chống bệnh dại cho người dân, chủ động triển khai các hoạt động phòng chống dịch tại địa phương hiệu quả, góp phần kiểm soát sự bùng phát của dịch bệnh trên địa bàn./

 

T/h:Nguyễn Bình

(Phòng KHTC-TTYT huyện Chiêm Hoá)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết