• :
  • :
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHIÊM HÓA QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRONG NHIỆM KỲ MỚI
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TIẾP NHẬN, XỬ TRÍ BỆNH NHÂN HOẠI TỬ BÀN TAY DO CHỮA VẾT RẮN CẮN BẰNG THUỐC NAM

Ngày 26/11/2022, Khoa Ngoại – TTYT huyện Chiêm Hoá tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi bị nhiễm trùng vết thương do rắn hổ mang cắn. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hoại tử rộng mu bàn tay, cẳng tay và khuỷu tay phải do tự đắp thuốc bằng lá cây chữa vết rắn cắn.

Theo lời kể bệnh nhân khoảng trước đó 2 tuần, bệnh nhân đang đi đường bị rắn hổ mang bành cắn vào mu bàn tay phải, sau cắn bệnh nhân đau nhức, sưng nề toàn bộ cánh tay, bệnh nhân không đến TTYT ngay mà dùng lá cây (được người khác mách bảo) đắp vào vết cắn. Sau đắp thuốc hơn một tuần xuất hiện đau nhức, sưng nề, vùng tím đen lan rộng người nhà mới đưa đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Chiêm Hoá. Qua thăm khám, tại mu bàn tay, cẳng tay, khuỷu tay phải bệnh nhân có vết thương nhiễm trùng, hoại tử tím đen từ mu bàn tay lan đến vùng khuỷu tay, gân phía mu bàn tay hoại tử hoàn toàn, dưới vết thương rất nhiều mủ mùi hôi, vết thương mất da che phủ. Bệnh nhân được chỉ định mổ cắt lọc phần mềm hoại tử. Sau mổ bệnh nhân được chuyển về điều trị tích cực tại khoa Ngoại.

Bệnh nhân được chỉ định mổ cắt lọc phần mềm bị hoại tử

Qua theo dõi, điều trị tại khoa Ngoại, vết mổ của bệnh nhân ổn định, hết dịch viêm, vết thương khô, đã lên tổ chức hạt tốt, bệnh nhân tiếp tục được chỉ định phẫu thuật ghép da che phủ toàn bộ vết thương. Ca mổ thành công, bệnh nhân điều trị sau mổ tại khoa ngoại.

Theo Ths. bác sỹ Hà Đức Sơn - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng muộn, khi xuất hiện tình trạng sưng nề, hoại tử lan rộng. Sai lầm lớn nhất trong sơ cứu khi bị rắn cắn là người nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian, chỉ đến viện khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở…) hoặc sưng nề hoại tử diện rộng thì mới đưa đến các cơ sở y tế.

Vì vậy, khi bị rắn cắn, người dân không nên cố hút nọc độc tại vùng vết thương, không sử dụng các loại thuốc dân gian hoặc chữa bằng mẹo. Việc làm này không những không hiệu quả mà còn làm mất thời gian vàng điều trị. Việc cần làm là đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, điều trị, ngăn chặn không để nọc độc phát tán. Khi bị rắn cắn, phải bình tĩnh, hạn chế vận động. Càng vận động nhiều thì độc tố càng vào người nhanh. Nếu vết thương do rắn cắn gây liệt thì phải ép chặt khu vực bị cắn, lấy vải rộng quấn chặt chân tay chỗ bị rắn cắn rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để điều trị./

 

Tư vấn chuyên môn: ThS.Bác sỹ Hà Đức Sơn

T/h:Nguyễn Bình

(Phòng KHNV-TTYT huyện Chiêm Hoá)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết