• :
  • :
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHIÊM HÓA QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRONG NHIỆM KỲ MỚI
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CẤP CỨU BỆNH NHÂN SỐC PHẢN VỆ DO ONG MẬT ĐỐT

       Ngày 16/03, TTYT huyện Chiêm Hóa tiếp nhận bệnh nhân H.B.K (10 tuổi) ở xã Hòa An bị sốc phản vệ do ong đốt. Theo lời kể của người nhà, bệnh nhân bị ong mật đốt vào bàn tay 2 bên và nhanh chóng xuất hiện sưng nề mí mắt, mặt. 30 phút sau, bệnh nhân được người nhà đưa vào viện để cấp cứu.

       Ngay khi tiếp cận Bệnh nhân, các bác sĩ đã nhận định đây là một trường hợp sốc phản vệ với các triệu chứng: khó thở, nhịp tim nhanh, nổi ban đỏ toàn thân, ngứa nhiều,... Bệnh nhân nhanh chóng được ThS. BSNT. Nguyễn Văn Nam - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cùng Ekip cấp cứu tại khoa Nhi, khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực và Chống độc – TTYT huyện Chiêm Hóa tiêm bắp Adrenalin và thực hiện cấp cứu theo phác đồ xử trí phản vệ.

       Tuy nhiên, sau tiêm 5 phút, bệnh nhân xuất hiện tụt huyết áp 90/60mmHg, còn thở nhanh, tím tái, ban đỏ lan nhanh xuống 2 chân. Bệnh nhân tiếp tục được tiêm bắp Adrenalin, truyền dịch nhanh và chuyển qua duy trì Adrenalin truyền tĩnh mạch.

ThS. BSNT. Nguyễn Văn Nam - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cùng Ekip đang khám cho bệnh nhân

       Sau khoảng 30 phút cấp cứu, bệnh nhân tỉnh táo, đỡ khó thở, tình trạng ban đỏ trên da thuyên giảm, huyết áp tăng lên 110/65 mmHg.

       Theo ThS. BSNT. Nguyễn Văn Nam - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng nghiêm trọng, xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với một tác nhân dị ứng, như thuốc, thực phẩm hoặc côn trùng đốt. Đây là một tình trạng cấp cứu, có thể gây khó thở, tụt huyết áp và thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

       Khuyến cáo của TTYT huyện Chiêm Hóa dành cho người bệnh bị ong đốt: Ngay lập tức di chuyển tới khu vực an toàn tránh tiếp tục bị ong đốt, loại bỏ ngòi độc, tránh bóp nặn ép ngòi ong, rửa sạch vùng da bị đốt và nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để kiểm tra./

Tư vấn chuyên môn: ThS. BSNT. Nguyễn Văn Nam - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết