• :
  • :
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHIÊM HÓA QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRONG NHIỆM KỲ MỚI
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh GIÒI TAI - những điều cần biết

    Đây là bệnh hiếm gặp ở nước ta và trên thế giới, thường gặp ở người có viêm nhiễm ở tai mà không được vệ sinh sạch sẽ. Ruồi hoặc nhặng khi ngửi thấy mùi máu và mủ sẽ có cơ hội đậu xuống tai nơi mủ chảy ra và đẻ trứng trứng sau đó nở thành ấu trùng và thành nhộng

      Đây là bệnh hiếm gặp ở nước ta và trên thế giới, thường gặp ở người có viêm nhiễm ở tai mà không được vệ sinh sạch sẽ. Ruồi hoặc nhặng khi ngửi thấy mùi máu và mủ sẽ có cơ hội đậu xuống tai nơi mủ chảy ra và đẻ trứng trứng sau đó nở thành ấu trùng và thành nhộng

   Chỉ xảy ra ở trên người có sẵn một bệnh khác ở tai, do dó ít gặp. Gây nên do Chrysomyia, Sarcophaga, Oestrus, Rhinoestrus.v.v… Bệnh nhân đau tai cấp, ngứa. Ấu trùng có thể xuyên thủng màng nhĩ, xâm nhập xoang chũm, tai giữa và màng não. Chảy mủ tai mùi hôi thối.

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RUỒI (NHẶNG)

    Ruồi cái đẻ trứng (riêng Sarcophaga spp, đẻ ra ấu trùng) tại các nơi ẩm có nhiều chất hữu cơ, phân, rác, chất phân hủy, thức ăn hư thối, xác động vật v.v…

  • Trứng : Có hình thon dài giống như trái chuối thu nhỏ, màu trắng ngà, dài khoảng 1,2mm, được đẻ rời rạc nhưng gom lại từng nhóm nhỏ. Trứng phải được đẻ ở nơi ẩm nếu không trứng sẽ không nở được.
  • Ấu trùng : Trứng nở ra ấu trùng giai đoạn 1 trong kkhoảng 8 – 20 giờ trong nhiệt độ ẩm và lập tức ăn thức ăn có sẵn nơi trứng được đẻ và phát triển qua ba giai đoạn ấu trùng. Các ấu trùng giai đoạn đầu dài khoảng 3 – 9mm có màu trắng ngà, hình trụ nhưng nhọn phía đầu. Miệng của ấu trùng có hai móc bằng chitin cứng, màu sậm dùng để xé mồi. Ấu trùng giai đoạn 3 dài khoảng 12mm. Ấu trùng hoàn tất phát triển trong 4 – 13 ngày với điều kiện nhiệt độ tối ưu. Khi ấu trùng đã phát triển đầy đủ, nó có thể bò xa khoảng 2-3 mét (nhưng có thể bò xa đến 15 mét) đến nơi khô ráo, mát và chui xuống nơi đất xốp chuyển hóa qua giai đoạn nhộng.
  • Nhộng : Nhộng ruồi thuộc loại bất động, dài khoảng 8mm, hình dạng ống như thùnhoảng 8mm, hình dạng ống như thùng rượu thu nhỏ với với lớp vỏ được hình thành từ lớp vỏ của ấu trùng giai đoạn cuối. Nhộng có màu sắc thay đổi từ vàng, đỏ, nâu, đen tùy theo tuổi của nhộng. Thời gian chuyển hóa của nhộng khoảng 2-6 ngày ở 32-370CC nhưng có thể kéo dài 17-27 ngày ở 140C. Ruồi trưởng thành sẽ chui ra khỏi vỏ nhộng bằng cách dùng lần lượt túi co và phồng gọi là ptilinum ở phía trước đầu có tác dụng giống như cái búa hơi để làm vỡ lớp vỏ nhộng.
  • Ruồi trưởng thành : sau khi thoát ra khỏi vỏ nhộng, ruồi phải đậu trên mặt đất một thời gian cho cơ thể cứng cáp rồi mới bay đi tìm thức ăn. Ruồi có thể sống trung bình khoảng 15 – 20 ngày nhưng cũng có thể đến 2 tháng. Tuy nhiên, nếu không có thức ăn, ruồi sẽ chết trong vòng 2 -3 ngày.

Biến chứng với bệnh giòi tai: Gây áp xe não và màng não nguy hiểm đến tính mạng.

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh

  • Bảo vệ tai tránh khỏi các vết thương hở và cần cẩn thận khi bị viêm tai chảy mủ. Nếu bị viêm tai cần che lỗ tai bị viêm của bạn để hạn chế các làm ruồi, muỗi và bọ cắn. Sử dụng thuốc chống côn trùng và làm theo hướng dẫn bác sĩ y tế..
  • Ngoài ra phải luôn giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tiêu diệt tác nhân gây bệnh là ruồi và nhặng xanh hai cánh.

Khi cơ thể có những viêm tai chảy mủ thì cần vệ sinh tai  thật kĩ, tránh để các tác nhân truyền bệnh có cơ hội tiếp xúc, nếu phát hiện bất thường phải đến cơ sở y tế khám và điều trị.

Trung Tâm Y tế Huyện Chiêm Hóa


Nguồn:Trung tâm Y tế huyện Chiêm Hoá Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết