• :
  • :
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHIÊM HÓA QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRONG NHIỆM KỲ MỚI
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh SÁN LÁ PHỔI - Nguyên nhân và cách điều trị

Người bị nhiễm sán lá phổi là do ăn sống hoặc chưa chín các vật chủ trung gian là cua, tôm hay vật chủ tạm thời như thịt lợn có chứa ấu trùng sán. Mầm bệnh sau đó di trú đến phổi gây bệnh.

BỆNH SÁN LÁ PHỔI

  1. Đại cương
  • Bệnh sán lá phổi do sán lá phổi Paragonimus gây nên.
  • Người bị nhiễm sán lá phổi là do ăn sống hoặc chưa chín các vật chủ trung gian là cua, tôm hay vật chủ tạm thời như thịt lợn có chứa ấu trùng sán. Mầm bệnh sau đó di trú đến phổi gây bệnh.
  1. Tác nhân gây bệnh
  • Sán lá phổi Paragonimus thuộc lớp sán lá Trematoda, ngành phụ sán lá dẹt Platheminthes, ngành đa bào Metazoa.
  •  Con sán lá phổi to bằng hạt cà phê hay hạt lạc nhỏ, màu đỏ hoặc trắng hồng. Sán lưỡng tính. Sán chủ yếu kí sinh trong phổi, làm nang trong tiểu phế quản bé của phổi người hay súc vật, trong mỗi nang hầu hết có 2 con và dịch mủ màu đỏ, xung quanh có mạch máu tân tạo.
  1. Chu kì phát triển của sán lá phổi

  • Sán lá phổi đẻ trứng, trứng theo đờm qua họng ra ngoài hoặc theo phân khi nuốt đờm, trứng rơi xuống nước
  • Ở môi trương nước trứng phát triển nở ra ấu trùng lông.
  • Ấu trùng lông chui vào ốc để phát triển thành ấu trùng đuôi
  • Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước, xâm nhập vào tôm, cua nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành ấu trùng nang ở trong thịt và phủ tạng của tôm, cua.
  • Người ( hoặc động vật) ăn phải tôm, cua có ấu trùng nang chưa được nấu chín như: cua nướng, mắm cua, uống nước cua sông thì sau khi ăn: ấu trùng sán vào dạ dày và ruột, xuyên qua thành tiêu hóa vào ổ bụng ròi từng đôi một xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào phế quản để làm tổ ở đó.
  • Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng đến khi có sán trưởng thành khoảng 5 6 tuần
  1. Dịch tễ học
  • Tập quán ăn tôm, cua chưa nấu chín cũng như ăn gỏi cua, tôm, ăn cua nướng, ăn gạch cua sống, uống nước cua sống… đều có nguy cơ nhiễm sán lá phổi.
  1. Biểu hiện lâm sàng
    1. Nhiễm sớm
  • Giai đoạn nhiễm sớm tính từ khi nhiễm đến khi sán đẻ trứng đầu tiên trung bình khoảng 2 20 ngày, có thể kéo dài đến 2 tháng.
  • Trong thời gian ấu trùng di trú trong khoang phúc mạc, bệnh nhân thấy đau bụng thậm chí có thể ỉa chảy
  • Khi ấu trùng xuyên qua cơ hoành và di trú trong khoang màng phổi, bệnh nhân có đau ngực, ho khan, khó chịu, ít gặp hơn là sốt nhẹ và đờm dây máu.
  • Xquang phổi: có thể thấy tràn khí màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi
    1. Nhiễm muộn
  • Giai đoạn sau là thời gian sán trưởng thành sống ở phổi. Giai đoạn này có thể kéo dài tới 10 năm trước khi sán chết dần.
  • Lâm sàng:

+ Ho ra máu tái diễn là triệu chứng hay gặp nhất, điển hình thì chất đờm có màu sô cô la bao gồm hỗn hợp máu, tế bào viêm và trứng sán giải phóng ra.

+ Bệnh nhân thường khó chịu nhưng không sốt.

  • Xquang:

+ Thấy một hay nhiều vị trí khu trú sán trong nang hay đường hầm trên phim xquang phổi

+ Nhiều biểu hiện phổi khác nhau có thể tự nhiên mất đi và tổn thương mới xuất hiện chậm trong nhiều tháng, dễ bị qui nhầm tổn thương do Lao

+ Có thể xuất hiện tràn dịch màng phổi mà không tổn thương nhu mô phổi trên phim Xquang.

  1. Chẩn đoán
  • Lâm sàng:

+ Đau ngực, ho khan hoặc ho ra máu và/ hoặc tràn dịch màng phổi

+ Bệnh nhân sống trong vùng có cua đá, tiền sử ăn cua, cá chưa được nấu chín, nhất là trẻ em.

+ Không có triệu chứng nhiễm trùng: không sốt hoặc ít sốt

  • Cận lâm sàng

+ Tiêu chuẩn “ vàng” là tìm thấy trứng sán trong đờm hoặc dịch màng phổi hoặc trong phân. Do khó có thể tìm thấy trứng sán trong 1 lần nên cần làm xét nghiệm nhiều lần.

+ Xét nghiệm ELISA máu dương tính với sán lá phổi có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

+ X-quang  và  cắt  lớp  vi  tính  phổi:  Không  có  tổn thương đặc trưng, có thể gặp các dạng tổn thương: nốt mờ, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, mờ khoảng kẽ, hang, kén hình nhẫn giống giãn phế quản.

+ Xét nghiệm máu: Bạch cầu ái toan thường tăng cao.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       

  1. Điều trị  Các thuốc điều trị có thể sử dụng một trong các loại sau đây:

- Praziquantel:

+ Viên 600 mg, là thuốc điều trị sán phổi tốt nhất hiện nay. Liều dùng 25mg/kg x 3 lần/ngày x 3 ngày. Đối với phụ nữ đang cho con bú phải ngừng cho con bú trong vòng 72h sau khi uống thuốc này.

  • Triclabendazol:

+  Liều 10 mg/kg/lần, dùng thuốc 1 -2 lần/ngày.

  1. Phòng bệnh
  • Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: về nguyên nhân gây bệnh, tác hại của bệnh và cách phòng chống: không ăn sống cua, tôm dưới bất kỳ hình thức nào.
  •  Vệ sinh phòng bệnh: không khạc nhổ và phóng uế bừa bãi, xử lý đờm người mắc bệnh, ăn chín, uống chín, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
  •  

Trung Tâm Y Yế Huyện Chiêm Hóa 


Tổng số điểm của bài viết là: 43 trong 10 đánh giá
Click để đánh giá bài viết