• :
  • :
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHIÊM HÓA QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRONG NHIỆM KỲ MỚI
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phẫu thuật nội soi lấy ra 30 viên sỏi trong túi mật của nữ bệnh nhân.

TTYT huyện Chiêm Hoá vừa thực hiện thành công Phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi, lấy ra 30 viên sỏi cho nữ bệnh nhân 68 tuổi ở xã Phúc Sơn (Lâm Bình).

          Ngày 16/10, TTYT huyện Chiêm Hoá tiếp nhận bệnh nhân Q.T.N 68 tuổi. Bệnh nhân đến khám trong tình trạng mệt mỏi, đau bụng trên rốn lệch phải và cạnh rốn phải, kèm theo buồn nôn.

Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cơ bản, chụp CT Scaner; siêu âm ổ bụng cho thấy bệnh nhân có sỏi mật lấp đầy túi mật. Sau hội chẩn bệnh nhân được phẫu thuật cắt túi mật do sỏi bằng phương pháp nội soi.

Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tuấn, cùng ê kíp gây mê đã thực hiện thành công ca phẫu thuật. Túi sỏi mật được lấy ra trong đó có số lượng gần 30 viên sỏi có kích thước đều nhau. Hiện bệnh nhân đang được theo dõi và chăm sóc hậu phẫu tại khoa Ngoại – Tổng hợp.

Bác sỹ Nguyễn Mạnh cùng ê kíp gây mê đã thực hiện thành công ca phẫu thuật

Sỏi được lấy ra từ túi mật của bệnh nhân

Cũng theo Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tuấn – Khoa Ngoại tổng hợp: Túi mật là cơ quan tiêu hóa nhỏ nằm bên dưới bờ gan phải, có chức năng dự trữ và cô đặc dịch mật do gan sản xuất. Sỏi túi mật được hình thành khi mất cân bằng giữa các thành phần trong dịch mật hay sự ứ đọng dịch mật kéo dài. Khi sỏi chiếm 2/3 diện tích túi mật thì phẫu thuật cắt túi mật là giải pháp "vàng" được bác sĩ chỉ định để điều trị cho bệnh nhân.

Sau phẫu thuật cắt túi mật, bệnh nhân không cần phải dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa vì gan vẫn tiết ra dịch mật đầy đủ. Một số ít trường hợp có chậm tiêu với thức ăn nhiều chất béo, trứng. Vì vậy, tốt nhất là sau mổ bệnh nhân nên hạn chế ăn thức ăn nhiều chất béo, trứng trong vòng 3 tháng để cơ thể kịp điều chỉnh dự trữ dịch mật. Rất ít trường hợp có tiêu lỏng sau mổ, triệu chứng này thường tự khỏi sau vài tuần.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi túi mật thường do chế độ ăn uống quá nhiều cholesterol, thừa cân hoặc béo phì, ở phụ nữ trên 40 tuổi sinh đẻ nhiều, ít vận động....

Để phòng bệnh sỏi túi mật cần có chế độ ăn uống hợp lý: nên hạn chế ăn mỡ, thịt đỏ (thịt bò, trâu, chó), lòng đỏ trứng và các loại thức ăn gây táo bón (thức ăn, nước uống có nhiều chất tanin). Tăng cường ăn đạm thực vật (đỗ, đậu phụ…), rau, trái cây./

 

Tư vấn chuyên môn: Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tuấn – Khoa Ngoại tổng hợp

T/h: Nguyễn Bình (Phòng TCKH-TTYT huyện Chiêm Hoá)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết